Mỗi năm phụ huynh phải bỏ tiền mua ít nhất 1 bộ sách giáo khoa cho mỗi đứa con đang học phổ thông. Cuối năm bộ sách ấy bị vứt xó hoặc bán cho đồng nát.
Hơn 20 triệu học sinh Việt Nam cần nhiều hơn 20 triệu bộ SGK mỗi năm.
Chỉ tính riêng số lượng giấy, nếu chất đống thôi cũng đã khó hình dung nổi nó to cỡ nào.
Chúng ta sẽ phải đốn bao nhiêu cây để sản xuất chừng ấy giấy mỗi năm? Sẽ thải ra môi trường bao nhiêu loại hoá chất, làm ô инιễм bao nhiêu nguồn nước?
Nhìn ở góc độ kinh tế, mỗi bộ sách nếu tăng giá lên 500K, mỗi năm phụ huynh sẽ phải chi 10.000 tỷ đồng chỉ để mua sách.
10.000 tỷ tạo ra cơ hội béo bở cho những người có liên quan, nên họ không dễ gì nhả ra.
Thế nên, chuyện in bài tập vào sách để các con viết vào không tái sử dụng được, thay đổi khổ giấy, mục lục để sách năm sau khác năm trước, khiến cho việc dùng cùng lúc các phiên bản sách rất khó khăn… là điều dễ hiểu.
Một người bạn đang làm giáo dục ở Canada chia sẻ, ở đây học sinh được mượn sách giáo khoa của trường.
Học sinh cấp 1 ở Canada không phải làm bài tập về nhà nên toàn bộ sách vở để ở lớp.
Còn học sinh cấp 2,3 có thể mang sách về nhà, cuối năm trường sẽ kiểm sách và thông báo cho phụ huynh.
Đất nước họ rất giàu có, nhưng sách giáo khoa được dùng nhiều lần, học sinh không phải mua, mà được mượn, m.ấ.t hoặc hư hỏng mới phải bồi hoàn.
Chuyện đơn giản là in 1 bộ sách tiêu chuẩn dùng đi dùng lại nhiều năm, các nội dung mới cần update hàng năm có thể in tờ bổ sung, hoặc cập nhật lên web, ứng dụng để phụ huynh tự in.
(Bài viết từ face Trần Trọng An).